Ghế chủ tịch VFF khó mà có “ngựa ô”

Bài học từ việc phó chủ tịch tài chính có nhiều thời điểm vắng họp vì bận đi công tác, lo kinh doanh chắc chắn sẽ được nhắc đến khi diễn ra cuộc đua tranh ghế chủ tịch.


Trước đại hội khóa 8 diễn ra vào tháng 03/2018, VFF dự kiến sẽ tổ chức 2 cuộc họp quan trọng khác là họp Ban Chấp hành (BCH) VFF (dự kiến tháng 10) và đại hội thường niên VFF vào ngày 3-12. Đây sẽ là cơ hội để những ứng viên cho chiếc ghế khóa 8 xuất hiện.

Vấn đề được quan tâm là liệu có “ngựa ô” nào đủ sức chen vào cuộc đua đầy gay cấn sắp tới hay không? Từng được kỳ vọng sẽ tạo nên những bước đột phá cho bóng đá Việt Nam, đại hội LĐBĐ Việt Nam khóa 7 tổ chức vào tháng 3-2014 đã chọn chủ tịch HĐQT Eximbank (lúc bấy giờ) làm chủ tịch VFF. Ông bầu Đoàn Nguyên Đức của HAGL giữ chức phó chủ tịch phụ trách tài chính, còn ông phụ trách chuyên môn.

Tuy nhiên, sau gần 4 năm, bất chấp những tín hiệu khả quan của bóng đá trẻ, người hâm mộ Việt Nam chưa thấy được sự đột phá nào đáng kể ở cấp độ đội tuyển quốc gia, vốn là bộ mặt của một nền bóng đá. Ở 2 kỳ AFF Cup liên tiếp năm 2014 và 2016, tuyển Việt Nam dưới thời HLV T.Miura và Nguyễn Hữu Thắng đều dừng bước ở bán kết. Thành tích ở vòng loại bảng World Cup 2018 khu vực châu Á cũng không thực sự tốt khi xếp sau Iraq và kình địch Thái Lan, không thể giành quyền vào vòng loại bảng cuối cùng.

Sự thiếu nhất quán trong việc xây dựng lối chơi, loay hoay cả về chiến thuật lẫn con người theo từng HLV khiến tuyển Việt Nam không duy trì được sự ổn định mang tính liên tục. Với tư cách những người trực tiếp điều hành nền bóng đá, các lãnh đạo VFF đều phải chịu trách nhiệm chính sau mỗi thất bại của tuyển quốc gia và U23. Vẫn biết sự trỗi dậy mạnh mẽ của bóng đá trẻ là “nguồn vốn” giúp cho Thường trực BCH VFF có điểm tự hào, tránh được sự công kích mạnh mẽ từ dư luận nhưng cải tổ là điều LĐBĐ bắt buộc phải thực hiện ở nhiệm kỳ tới, nếu không muốn theo đuôi Thái Lan, Malaysia, Indonesia hay thậm chí Myanmar trong những năm tiếp theo.

Vấn đề là việc Chủ tịch Lê Hùng Dũng chắc chắn rút lui vì sức khỏe, còn Phó Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức từ chức vì cam kết sẽ nghỉ nếu U22 thất bại tại SEA Games 2017, điều dư luận quan tâm là ai sẽ đua vào những chiếc ghế nóng này. Chưa kể, một vấn đề cực kỳ nhạy cảm liên quan đến đề án cá cược bóng đá nếu được áp dụng trong tương lai sẽ tạo ra nguồn thu lớn cho VFF.

Ở thời điểm hiện tại, Phó Chủ tịch Trần Quốc Tuấn là người hội tụ nhiều yếu tố có thể thay thế ông Dũng. Ngoài việc có ảnh hưởng lớn khi giữ chức ủy viên BCH LĐBĐ châu Á, ông Tuấn còn nhận được sự ủng hộ từ Tổng cục TDTT cũng như số đông BCH VFF… Trong khi đó, một số luồng ý kiến cho rằng nếu chủ tịch HĐQT SHB Đỗ Quang Hiển ra ứng cử cũng có thể tạo nên một cuộc đua “song mã” thú vị với ông Tuấn. Bầu Hiển không những có tiềm lực kinh tế mạnh mà còn được ghi nhận vì chăm lo hoàn hảo cho đội bóng thuộc quyền sở hữu, đóng góp không ít nhân tài cho đội tuyển quốc gia và các tuyến trẻ.

Bài học từ việc phó chủ tịch tài chính Đoàn Nguyên Đức có nhiều thời điểm vắng họp vì bận đi công tác, lo kinh doanh chắc chắn sẽ được nhắc đến khi diễn ra cuộc đua tranh ghế chủ tịch.

Dù sao, nếu so với những ứng viên khác thỉnh thoảng được gợi ý nhắc đến như ông Võ Quốc Thắng (Chủ tịch HĐQT VPF), Nguyễn Công Khế (Phó Chủ tịch HĐQT VPF) hay Lê Quý Phượng (Hiệu trưởng Trường ĐH TDTT TP HCM), Cấn Văn Nghĩa (Giám đốc Khu Liên hợp thể thao Mỹ Đình)…, bầu Hiển và Phó Chủ tịch chuyên môn Trần Quốc Tuấn vẫn nhỉnh hơn về cơ hội.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *